Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp, làng nghề
1.
Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng
nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây
dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khi
quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy
hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu
chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu
chế xuất.
2.
Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết
cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện
tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất
có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với
phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì
người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
Nhà
đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng
sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
3.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ
tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a)
Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có
các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này;
b)
Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ
quy định tại Điều 175 của Luật này.
4.
Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử
dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa
vụ theo quy định của Luật này.
5.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu
tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã
được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ
tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây
dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo
thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn
thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định
của Luật này.
6.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 150. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao
1.
Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính
phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh
doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao;
đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Khi
quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng
khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống
chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
2.
Ban quản lý khu công nghệ cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất khu công
nghệ cao. Ban quản lý khu công nghệ cao được cho thuê đất đối với tổ chức, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao theo quy định của Luật này.
3.
Ban quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch chi tiết xây dựng của khu công nghệ
cao và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt.
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây
dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được phê duyệt.
4.
Người sử dụng đất được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất trong khu
công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy
định của Luật này.
5.
Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được
Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất; người có nhu cầu sử dụng đất trong
khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ
cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
6.
Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã
được ghi trong hợp đồng thuê đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ
theo quy định của Luật này.
Trường
hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao thì người nhận
chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.
7.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng
trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất vào mục đích
phát triển khoa học và công nghệ.
8.
Việc xác định giá cho thuê đất và tính thu tiền thuê đất trong khu công nghệ
cao thực hiện theo quy định của Luật này.
Điều 151. Đất sử dụng cho khu kinh tế
1. Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm đất để xây dựng
khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu
chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp,
khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu
chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Việc
xây dựng, mở mới các khu kinh tế phải phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống
các khu kinh tế trong cả nước.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổ chức xây
dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch
chi tiết xây dựng của khu kinh tế.
3.
Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng
mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để
giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban quản lý khu kinh tế
được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng
đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của
khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật này.
Thời
hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm.
4.
Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, kết
cấu hạ tầng, được sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền,
nghĩa vụ như sau:
a)
Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế thì có
các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này;
b)
Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế thì có
các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật
này.
5.
Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu kinh
tế và khuyến khích sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.
6.
Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong khu kinh tế
được áp dụng đối với từng loại đất theo quy định của Luật này.
7. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế đã được
Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế
khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án, không phải
chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án, nếu có nhu cầu được Ban
quản lý khu kinh tế xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.
8.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều
152. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
1.
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế
biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và
hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.
2.
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.
Đất
để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.
3.
Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:
a)
Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai
thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng
sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ;
b)
Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp
khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;
c)
Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng
đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản
và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất;
d)
Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc
không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.
Điều
153. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
1.
Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch
vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
2.
Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
3.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ
sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận
chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài.
Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê
lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định
tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử
dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại,
dịch vụ.
Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê
lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất
gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều
154. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
1.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất, đất có mặt nước để khai
thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm.
Việc
sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải
tận dụng các loại đất đồi, gò không canh tác, đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc
ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối
không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.
2.
Đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu được Nhà nước cho thuê đối với hộ
gia đình, cá nhân được phép khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm; đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai
thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Đất
để làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc loại đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ,
đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.
3.
Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân theo các
quy định sau đây:
a)
Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu, chế biến, sản
xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b)
Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống
và ảnh hưởng xấu đến môi trường, dòng chảy, giao thông;
c)
Người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ khai thác nguyên
liệu và trạng thái mặt đất được quy định trong hợp đồng thuê đất.
4.
Nghiêm cấm sử dụng những loại đất sau đây để khai thác làm nguyên liệu cho sản
xuất gạch ngói, làm đồ gốm:
a)
Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc
được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ;
b)
Đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình.
5.
Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói,
làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để
khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần
thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất
xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Điều
155. Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng -
chuyển giao và dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
1.
Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2.
Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây
dựng, trong đó phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng
không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công
cộng có mục đích kinh doanh.
Đối
với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 của Luật này; có mục đích
kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
3. Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất để
thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT); giao đất hoặc cho thuê đất đối với
nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 156. Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng
1.
Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay bao
gồm:
a)
Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại
cảng hàng không, sân bay;
b)
Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay gồm
đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm
hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường
công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân
bay;
c)
Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng
hàng không, sân bay;
d)
Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
2.
Cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất theo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động hàng không dân dụng
tại cảng hàng không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàng không.
3.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan quản lý nhà nước về
hàng không dân dụng phê duyệt, Cảng vụ hàng không giao đất không thu tiền sử
dụng đất, cho thuê đất theo quy định sau đây:
a)
Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều này;
b) Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất
quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Việc tính tiền thuê đất và thu
tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật này.
4.
Tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay có các quyền và nghĩa
vụ sau đây:
a)
Sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho
thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b)
Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thế chấp tại
tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản,
góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
5.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 157. Đất xây dựng các công trình công cộng có hành
lang bảo vệ an toàn
1.
Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây
dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống
thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí,
thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
2.
Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải
bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp
các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo
các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công
trình.
3.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang
bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được
xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường
hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ
công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc
phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.
Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có
trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình,
chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang
bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời
báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị
lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
5.
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử
dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường
hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
6.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 158. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh
1.
Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm
ngặt theo quy định sau đây:
a)
Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp
luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó
chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh;
b)
Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy
định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện
tích đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
c)
Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm,
sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
2.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Điều
159. Đất cơ sở tôn giáo
1.
Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Điều
160. Đất tín ngưỡng
1.
Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ
họ.
2.
Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.
Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ
của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 161. Đất xây dựng công trình ngầm
1.
Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm phải phù hợp với quy hoạch xây
dựng công trình ngầm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có
liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng công
trình ngầm theo quy định của Chính phủ.
Điều
162. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
1.
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng,
hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần
mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và
có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
3.
Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều
163. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
1.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:
a)
Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước
chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi
trồng và khai thác thủy sản;
b)
Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm
đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;
c)
Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm
đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.
2.
Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên
dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác
định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan
và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự
nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.
MỤC
4. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
Điều 164. Quản lý đất chưa sử dụng
1.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa
phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
3.
Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều
165. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu
tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
2.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử
dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
3.
Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu
tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất
sản xuất.
Chương
11.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
MỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
166. Quyền chung của người sử dụng đất
1.
Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
2.
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3.
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp.
4.
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5.
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai
của mình.
6.
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Điều
167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1.
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật này.
2.
Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa
vụ như sau:
a)
Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như
quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường
hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền
và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật
này;
b)
Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần
cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện
quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách
thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường
hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần
thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người
sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực
hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: