KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh trên địa bàn xã Gia Phong, giai đoạn 2024 - 2025
Thực hiện Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 22/5/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Gia Viễn giai đoạn 2024 - 2025;

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ GIA PHONG

 

 


Số: 49/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 


Gia Phong, ngày 23 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh trên địa bàn xã Gia Phong, giai đoạn 2024 - 2025

 

 


          Thực hiện Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 22/5/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Gia Viễn giai đoạn 2024 - 2025;

          Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

          I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 03/4/2024 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024 - 2025.

Đến hết năm 2025 cơ bản hình thành chính quyền số, các nền tảng cơ bản để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, tiến tới hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, nền tảng số; đảm bảo sẵn sàng, đáp ứng các điều kiện căn bản phục vụ chuyển đổi số của xã. Trong đó, tập trung phát triển 03 trụ cột chính gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo các định hướng, mục tiêu của Trung ương của tỉnh, của huyện; quá trình triển khai phải đảm bảo công tác an toàn, an ninh trên không gian mạng, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công; góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện; từng bước hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát huy hiệu quả tối đa của đầu tư từ ngân sách nhà nước với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

2.1. Về hạ tầng số, dữ liệu số:

- Phấn đấu 100% địa bàn dân cư trên địa bàn xã được phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang.

- Mạng nội bộ (LAN) đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và hoàn thiện chuyển đổi sang dải địa chỉ IPv6.

- Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu của Ủy ban nhân dân xã được chia sẻ trên Cổng dữ liệu và Hệ sinh thái dữ liệu mở tỉnh Ninh Bình.

2.2. Về chính quyền số:

- Phấn đấu 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Phấn đấu 100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định.

- Phấn đấu 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được khai thác, sử dụng có hiệu quả.

- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện theo quy định được công bố áp dụng dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến tối thiểu đạt 80% trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã.

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.

- Phấn đấu xã Gia Phong nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số của huyện.

2.3. Về kinh tế số:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt tối thiểu 10%.

2.4. Về xã hội số:

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được tuyên truyền về kỹ năng số cơ bản đạt tối thiểu 70%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt tối thiểu 90%.

- Trên 90% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử.

- 90% người dân trưởng thành có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

- Trạm Y tế xã triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa.

- Trường Tiểu học, THCS có mô hình quản trị số, hoạt động số.

2.5. Về an toàn thông tin mạng:

- Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Duy trì Hệ thống xác thực tập trung SSO; Hệ thống giám sát, bảo vệ, tổ chức ứng cứu, xử lý bảo đảm an toàn, an ninh mạng (SOC).

- Phấn đấu 100% hệ thống thông tin, hạ tầng máy chủ, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã được bảo vệ phòng, chống tấn công mạng, có giải pháp quản trị, vận hành và sao lưu, lưu trữ dự phòng.

- Phấn đấu 100% hệ thống thông tin, phần mềm được xây dựng, phê duyệt hồ sơ và triển khai phương án đảm bảo cấp độ an toàn hệ thống thông tin; được kiểm tra đánh giá định kỳ theo quy định. Phấn đấu 100% máy tính cá nhân, thiết bị đầu cuối của được trang bị phần mềm bản quyền diệt virus.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Chi tiết các nhiệm vụ và giải pháp tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm:

- Phụ lục 01: Danh mục các nhiệm vụ thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024 - 2025.

- Phụ lục 02: Phân công phụ trách theo dõi, triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2025.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Hàng năm, bố trí ít nhất 1,0% tổng chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ Đề án.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn hóa - Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quantriển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của các ban, ngành. Định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân xã về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, các nền tảng số. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, khai thác, vận hành, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin, phần mềm, nền tảng số dùng chung, trọng yếu của xã.

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, vai trò, ý nghĩa và tình hình, kết quả triển khai các hoạt động chuyển đổi số của xã, tăng cường lan tỏa những tấm gương điển hình, mô hình hay, sáng tạo trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ, công chức; người dân, doanh nghiệp, các Tổ công nghệ số cộng đồng về kiến thức, kỹ năng công nghệ số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng.

- Phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ về phổ cập, nâng cao nhận thức, kỹ năng số phục vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn xã.

- Phối hợp với công chức Tài chính - Kế toán và các ban, ngành có liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2025.

- Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và theo phương án được phê duyệt.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025, đồng thời thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

2. Văn phòng - Thống kê:

- Phối hợp các ban, ngành có liên quan quản lý, khai thác, vận hành, sử dụng hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin được giao chủ trì quản lý; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã.

- Phối hợp các ban, ngành có liên quan triển khai các giải pháp nhằm tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính tại địa phương.

- Phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực số; tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

3. Tài chính - Kế toán:

- Phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án theo quy định.

- Phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức Chương trình, hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

4. Công chức Địa chính - NN - XD&MT:

- Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo liên quan đến chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ số; tăng cường phối hợp với các ban, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên địa bàn xã.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức các Chương trình, hoạt động hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

5. Công an xã:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn xã.

- Tiến hành các biện pháp truyền thông, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực an ninh mạng.

6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Chính trị - Xã hội, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức xã:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số tại địa phương.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp nhằm phát huy vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng đoàn viên, hội viên trong tham gia, hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.

7. Các cơ sở thôn:

- Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân xã các nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, bộ phận chuyên môn kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân xã (qua công chức Văn hóa - Xã hội) để tổng hợp, xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Phòng VH&TT huyện;

- TT Đảng ủy;

- TT HĐND xã;

- CT, PCT UBND xã;

- MTTQ và các tổ chức CT-XH;

- Cán bộ, công chức xã;

- Các ban, ngành, đoàn thể;

- Trưởng thôn;

- Lưu: VT, VHXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Q. CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Đinh Thành Nam


Nguyễn Hoàn
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập