QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số: 45/2013/QH13
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013
|
LUẬT
ĐẤT
ĐAI
Căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc
hội ban hành Luật đất đai,
Chương
1.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật
này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế
độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với
đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1.
Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2.
Người sử dụng đất.
3.
Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong
Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thửa
đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên
thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
2. Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội
và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
3. Kế
hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
4. Bản
đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
5. Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
6. Bản
đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy
hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
7. Nhà
nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc
Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng đất.
8. Nhà
nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất)
là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối
với thửa đất xác định.
10. Chuyển
quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này
sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
11. Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Bồi
thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
13. Chi
phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí
khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời
điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.
14. Hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
15. Đăng
ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và
ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa
chính.
16. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
17. Thống
kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai
giữa hai lần thống kê.
18. Kiểm
kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên
hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
19. Giá
đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích
đất.
20. Giá
trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
21. Tiền
sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
22. Hệ
thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây
dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất
thông tin đất đai.
23.
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để
truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
24. Tranh
chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
25. Hủy
hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng
đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã
được xác định.
26.
Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng
thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
27. Tổ
chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác
theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
28.
Đất để xây dựng công trình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng
đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt
đất.
29. Hộ
gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung
và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
30. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Điều
4. Sở hữu đất đai
Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật
này.
Điều
5. Người sử dụng đất
Người
sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất,
nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1.
Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự
nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây
gọi chung là tổ chức);
2.
Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3.
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn,
làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4.
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc,
cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính
phủ;
6.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều
6. Nguyên tắc sử dụng đất
1.
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2.
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3.
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất
theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều
7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
1.
Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông
nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng
vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ
hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ,
nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
3.
Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum,
sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc
sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
4.
Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn
giáo.
5.
Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
6.
Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
7.
Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung
quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Điều
8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý
1.
Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các
trường hợp sau đây:
a)
Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao
thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công
trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
b)
Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật về đầu tư;
c)
Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước
chuyên dùng;
d)
Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử
dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho
thuê tại địa phương.
3.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm
đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa
phương.
4.
Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được
giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Điều
9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
Nhà
nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền
vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:
1.
Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
2.
Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có
mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3.
Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Điều
10. Phân loại đất
Căn
cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a)
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b)
Đất trồng cây lâu năm;
c)
Đất rừng sản xuất;
d)
Đất rừng phòng hộ;
đ)
Đất rừng đặc dụng;
e)
Đất nuôi trồng thủy sản;
g)
Đất làm muối;
h)
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh;
2.
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a)
Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b)
Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c)
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d)
Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ)
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm;
e)
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân
bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường
bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất
bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g)
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h)
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i)
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k)
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động
trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất
xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh
mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3.
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Điều
11. Căn cứ để xác định loại đất
Việc
xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:
1.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2.
Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật
này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều
này;
3.
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận
quy định tại khoản 1 Điều này;
4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của
Chính phủ.
Điều
12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1.
Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2.
Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3.
Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử
dụng đất.
5.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá
nhân theo quy định của Luật này.
6.
Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
7.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước.
8.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9.
Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định
của pháp luật.
10.
Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo
quy định của pháp luật.
Chương
2.
QUYỀN
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
MỤC
1. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
Điều
13. Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai
1.
Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
2.
Quyết định mục đích sử dụng đất.
3.
Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
4.
Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
5.
Quyết định giá đất.
6.
Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
7.
Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
8.
Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Điều
14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
Nhà
nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều
15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
1.
Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức
giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp.
2.
Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
a)
Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b)
Sử dụng đất có thời hạn.
Điều
16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1.
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a)
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng;
b)
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c)
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất,
có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2.
Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp, phòng, chống thiên tai.
Điều
17. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau
đây:
1.
Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng
đất;
2.
Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê;
3.
Công nhận quyền sử dụng đất.
Điều
18. Nhà nước quyết định giá đất
1.
Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.
2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết
định giá đất cụ thể.
Điều
19. Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
1.
Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.
2.
Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Điều
20. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nhà
nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Điều
21. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
1.
Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và
sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2.
Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông
qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại
Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
3.
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất
đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
MỤC
2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
Điều
22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện văn bản đó.
2.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
3.
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá
đất.
4. Quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6.
Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7.
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8.
Thống kê, kiểm kê đất đai.
9.
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10.
Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15.
Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Điều
23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
1.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
2.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà
nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai
1.
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương
đến địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Cơ
quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công
về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Điều
25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn
1.
Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật
cán bộ, công chức.
2.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
Điều
26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
1.
Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng
đất.
2.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật.
3.
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế -
xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
4.
Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
5.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà
nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
27. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
1.
Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số
phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng
vùng.
2.
Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất
nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
Điều
28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
1.
Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ
chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.
2.
Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ
chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.
3.
Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
4.
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách
nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật.
Chương
3.
ĐỊA
GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI
MỤC
1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Điều
29. Địa giới hành chính
1.
Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính,
quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế -
kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính
các cấp.
2.
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính
trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực
địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư
hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3.
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông
tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường
địa giới của đơn vị hành chính đó.
Hồ
sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận;
hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ
xác nhận.
Hồ
sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy
ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.
Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân
của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt
được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay
đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a)
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
b)
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung
cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết tranh chấp địa giới hành chính.
Điều
30. Bản đồ hành chính
1.
Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới
hành chính của địa phương đó.
2.
Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc
lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc
lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b)
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
MỤC
2. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI
Điều
31. Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính
1.
Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất
theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
2.
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng
kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản
đồ địa chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành
nghề đo đạc địa chính.
4.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ
địa chính ở địa phương.
Điều 32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
1.
Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây:
a)
Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
b)
Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
c)
Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;
d)
Thống kê, kiểm kê đất đai;
đ)
Điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất;
e)
Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất.
2.
Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:
a)
Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai;
b)
Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm
đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
c)
Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất,
ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
d)
Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
báo cáo về giá đất và biến động giá đất.
Điều
33. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai
1.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a)
Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước,
các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề;
b)
Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
c)
Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả
điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều
tra, đánh giá đất đai.
Điều 34. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
1.
Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và
kiểm kê đất đai theo chuyên đề.
2.
Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:
a)
Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị
trấn;
b)
Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê
đất đai;
c)
Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.
3.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất
đai quy định tại khoản 2 Điều này.
4.
Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5.
Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất được quy định như sau:
a)
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
b)
Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống
kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
c)
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết
quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d)
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết
quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi
tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chương 4.
QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
2.
Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng
kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã.
3.
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
5.
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6.
Dân chủ và công khai.
7.
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc
gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt.
Điều 36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2.
Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Điều 38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
1.
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a)
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy
hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực;
b)
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
c)
Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;
d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;
đ)
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a)
Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b)
Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi
nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất
gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng,
đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất
khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải;
c)
Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này của kỳ quy hoạch
đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
d)
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội;
đ)
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a)
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
b)
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;
c)
Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực;
d)
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;
đ)
Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a)
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ
trước;
b)
Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ
kế hoạch sử dụng đất 05 năm;
c)
Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế
- xã hội;
d)
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 39. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
1.
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a)
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
b)
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực;
c)
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d)
Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;
đ)
Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;
e)
Định mức sử dụng đất;
g)
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a)
Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b)
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
c)
Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
d)
Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị
hành chính cấp huyện;
đ)
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
e)
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a)
Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b)
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;
c)
Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;
d)
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;
đ)
Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a)
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;
b)
Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ
kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
c)
Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại
các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong kỳ kế hoạch sử dụng
đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
d)
Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng
đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thực hiện
trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp
huyện;
Đối
với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông
thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ,
sản xuất, kinh doanh;
đ)
Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
e)
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a)
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b)
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c)
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
d)
Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ)
Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
e)
Định mức sử dụng đất;
g)
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a)
Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b)
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp
xã;
c)
Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành
chính cấp xã;
d)
Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
đ)
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng
lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b,
c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
e)
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a)
Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b)
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c)
Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d)
Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a)
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b)
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã
trong năm kế hoạch;
c)
Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối
với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn
thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để
đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất,
kinh doanh;
d)
Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại
đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ)
Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g)
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
5.
Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã
được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch
đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Điều 41. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an
ninh
1.
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
a)
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
b)
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy
hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội;
c)
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
d)
Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;
đ)
Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
e)
Định mức sử dụng đất;
g)
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
a)
Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
b)
Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh để
giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã
hội;
d)
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
3.
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
a)
Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an
ninh;
b)
Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;
c)
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;
d)
Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng, an ninh.
4.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
a)
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
kỳ trước;
b)
Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong
kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm;
c)
Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa
phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;
d)
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
Điều 42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
1.
Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp
trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.
Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công
an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của
nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.
Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
a)
Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về
nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông
qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về
nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b)
Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ
tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c)
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
3.
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định
tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải
trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4.
Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ
chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
a)
Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh.
Cơ
quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong
quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định
trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.
Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm
định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ
quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 42 của Luật
này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp
thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Trong
trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ
chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng
đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.
3.
Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a)
Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
b)
Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa
phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
c)
Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;
d)
Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
4.
Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a)
Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
b)
Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội;
c)
Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
5.
Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thành
một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
1.
Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2.
Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
3.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy
ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy
ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều
62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp
huyện.
Điều 46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp
sau đây:
a)
Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội mà sự
điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b)
Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí,
diện tích sử dụng đất;
c)
Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới
quy hoạch sử dụng đất;
d)
Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
2.
Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử
dụng đất.
3.
Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất
đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một
phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.
Việc
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều
42, 43, 44 và 48 của Luật này.
4.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.