BÀI TUYÊN TRUYỀN Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã

 

1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền trẻ em

1.1. Khái niệm

*Trẻ em

Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi".

 Qua khái niệm này, chúng ta thấy có sự thay đổi so với trước đây, đó là tất cả trẻ em dưới mười sáu tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch, người không có quốc tịch ở lãnh thổ Việt Nam đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục như nhau. Đặc điểm này cho thấy, pháp luật Việt Nam ngày càng hài hòa hơn với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

* Bảo vệ trẻ em

Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra định nghĩa về bảo vệ trẻ em như sau: "Bảo vệ  trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt".

*Quyền trẻ em

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền trẻ em nhưng quyền trẻ em được hiểu cơ bản như sau: Quyền trẻ em là quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em để đảm bảo trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn và được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật.

1.2. Sự cần thiết phải bảo đảm thực hiện quyền trẻ em  và bảo vệ trẻ em

Thứ nhấtThực hiện pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ trẻ em vào đời sống thực tiễn.

Thứ hai, Góp phần bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần bảo vệ và trợ giúp trẻ em.

Thứ ba, Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em, tăng cường pháp chế xã  hội chủ nghĩa.

1.3. Căn cứ pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

Trẻ em với tư cách là những công dân nhỏ tuổi của đất nước, được xếp vào đối tượng đặc thù cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong quá trình thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Trẻ em cũng có những quyền của một công dân, được thừa nhận và tham gia vào nhiều hoạt động trong đời sống xã hội.

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em"Nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác về bảo vệ trẻ em đã được ban hành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giáo dục, Luật Thanh niên, Luật Nuôi con nuôi và đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016.

Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều, trong đó quy định 25 quyền của trẻ em như: Quyền sống; được khai sinh và có quốc tịch; chăm sóc sức khỏe; chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; giữ gìn, phát huy bản sắc; tự do tín ngưỡng,  tôn giáo; quyền về tài sản; bí mật đời sống riêng tư; sống chung với cha, mẹ; đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; bảo vệ khỏi chất ma túy; bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; bảo đảm an sinh xã hội; tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Luật có một chương riêng (Chương IV) quy định về bảo vệ trẻ em gồm 27 điều.

Bên cạnh đó, một chính sách về quyển trẻ em và bảo vệ trẻ em đã được Nhà nước cụ thể hóa và ban hành: Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

2. Thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự chỉ đạo của  các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp tổ chức thực hiện của các ngành, đoàn thể, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như: các mục tiêu về y tế và giáo dục cơ bản đều đạt so với kế hoạch đề ra; các chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo về trẻ em để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; đã xác định và có sự phân công cụ thể, rõ ràng nội dung công việc và trách nhiệm của cơ quan, ban ngành xã trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; đề ra được những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao rõ ràng, hợp lý để phòng chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại đa số các tầng lớp nhân dân đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí vai trò của trẻ em trong phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 

3. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã trong thời gian tới

Thứ nhất, cần quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Luật trẻ em, đưa nội dung Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của xã.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em ở địa phương; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác trẻ em, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ trẻ em

Thứ ba, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em

Cần căn cứ trên các quy định của pháp luật để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, Ban điều hành, nhóm liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp trong việc chịu trách nhiệm cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ emXây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, kế hoạch quản lý trường hợp đối với các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Bố trí và giao nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy định

Thứ tư, tăng cường sự phối hợp và thực hiện đồng bộ ba cấp độ trong thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, xã hội, mọi công dân và chính trẻ em trong việc bảo đảm cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và trong điều kiện tốt nhất có thể. Sự phối hợp phải theo một cách thức nhất định và phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ của các ngành và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; hỗ trợ, tạo điều kiện để trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình theo quy định của pháp luật; phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trẻ em. 

Nguyễn Hoàn
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập