Xã Gia Phong triển khai KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Gia Phong năm 2024
ỦY BAN
NHÂN DÂN
XÃ GIA
PHONG
Số: 27 /KH-UBND
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Phong, ngày 05 tháng 3 năm 2024
|
KẾ
HOẠCH
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới xã Gia Phong năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số
34/KH-UBND ngày 26/02/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới huyện Gia Viễn, năm 2024;
Ủy ban nhân
dân xã xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ
YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện hiệu quả các
chủ trương, chính sách, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện xây
dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025;
- Xác định cụ thể các nội dung, công việc, thời hạn,
tiến độ hoàn thành và trách nhiệm, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn
thể có liên quan trong việc tổ chức triển khai
thực hiện Chương trình NTM năm 2024 trên địa bàn xã.
2. Yêu cầu:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ
trách nhiệm của từng ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng NTM tại địa
phương.
- Việc triển khai các nhiệm vụ,
giải pháp phải đồng bộ, phù hợp với các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và các kế hoạch khác có liên quan và phù hợp với tình hình
thực tiễn tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền vận động phải bám sát
vào mục tiêu kế hoạch đề ra, huy động nhân dân tham gia thực hiện, tạo chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân trong việc tổ chức
thực hiện Chương trình NTM năm 2024. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền,
tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao chỉ số hài lòng của người
dân đối với sự phục vụ hành chính công và trong xây dựng NTM.
- Huy động được sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, mọi tổ chức và người dân; khơi dậy các tiềm năng, nguồn lực
của toàn xã hội để triển khai thực hiện Chương trình NTM một cách hiệu quả, thiết
thực, bền vững.
II. NỘI DUNG
Tiếp tục xây dựng, duy trì, nâng
cấp các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người
dân; chủ động rà soát xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện sản phẩm OCOP
và tương đương; tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh
quan môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và tích cực chuyển đổi số phát
huy tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn.
- Tổ chức rà soát, đánh giá xây dựng
các tiêu chí đạt chuẩn xã NTM theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 - 2025;
- Rà soát các thôn tiêu biểu, đăng ký
xây dựng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 2024; (thôn Chấn Hưng và thôn Đông Khê).
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý:
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã. Nâng cao vai trò, trách
nhiệm của cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò người đứng đầu trong công tác
xây dựng nông thôn mới, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
của xã. Kiện toàn Ban quản lý xã và Ban phát triển thôn.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc cơ sở tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ,
theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Công tác
tuyên truyền, vận động:
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong nhân
dân xây dựng nông thôn mới để trở thành phong trào thi đua sâu rộng và toàn diện.
Đổi mới các hình thức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hệ thống
Đài truyền thanh của xã, Trang thông tin điện tử của xã, các hoạt động tuyên
truyền của các tổ chức đoàn thể, chính trị, tin bài, tranh ảnh...
- Phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông
thôn mới trong toàn xã. Mỗi cán bộ, công chức, người lao động đều gương mẫu, đi
đầu trong việc tham gia góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới, coi đây là
nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Giải pháp
về vốn và các cơ chế chính sách:
Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh,
huyện lồng ghép các chương trình dự án để thực hiện chương trình. Phát huy nguồn
lực của địa phương, đặc biệt là công tác đấu giá giá trị quyền sử dụng đất,
giao đất có thu tiền, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo nguồn vốn triển khai thực
hiện chương trình và sự đóng góp tự nguyện của nhân dân.
- Vốn ngân sách: Trên cơ sở quy hoạch, đề án, kế hoạch
xây dựng nông thôn mới của xã được phê duyệt, danh mục đầu tư, nhu cầu nguồn vốn
và nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, phân bổ vốn thực hiện Chương trình cho các
công trình, dự án thứ tự ưu tiên, đảm bảo hợp lý, có hiệu quả; ngân sách xã chủ
động cân đối, bố trí lồng ghép các Chương trình, dự án và huy động các nguồn vốn
hợp pháp khác để triển khai thực hiện.
- Vốn tín dụng: Thực hiện về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp
nông nghiệp, HTX nông nghiệp, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất.
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát
triển đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản và kết cấu
hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định.
- Vốn doanh nghiệp: Thực hiện xã hội hoá các công
trình nước sạch, chợ nông thôn, xử lý rác thải và một số công trình công ích
khác. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư, liên kết. - Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư: Các khoản đóng góp theo
nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể do Hội đồng
nhân dân xã thông qua (Được huy động bằng nhiều hình thức như: bằng tiền, ngày
công lao động, nguyên vật liệu, hiến đất...).
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Quản
lý xây dựng Nông thôn mới xã:
Chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội
dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi địa
bàn toàn xã. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân xã và Ban Chỉ
đạo huyện về kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn. Tăng cường công tác
tuyên truyền đối với các nội dung triển khai thực hiện. Vận động nhân dân tham
gia tích cực vào các phong trào do địa phương phát động và đóng góp kinh phí để
đầu tư phát triển và thực hiện công tác xã hội hóa.
2. Các thành
viên Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã:
(Ủy ban nhân dân xã sẽ có thông báo phân
công nhiệm vụ chi tiết)
V. THỜI GIAN HOÀN THÀNH
1. Thời gian
kiểm tra các tiêu chí khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu:
- Tổ thẩm tra của Ủy ban nhân dân xã: tháng 8/2024.
- Tổ thẩm định của Ủy ban nhân dân huyện: thẩm định
trong tháng 11/2024.
2. Chế độ
thông tin báo cáo:
Theo tháng, quý, 6 tháng, năm. Báo cáo tiến độ và kết
quả thực hiện các tiêu chí gửi về Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới xã.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Gia Phong năm 2023, Ủy ban nhân
dân xã đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức, thành viên Ban Quản
lý xây dựng Nông thôn mới, các ban phát triển xây dựng Nông thôn mới triển khai
thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân xã (qua Bộ phận phụ
trách NTM) để xem xét, điểu chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi
nhận:
- UBND huyện;
- VPĐP NTM huyện;
- TT Đảng ủy;
- TT HĐND xã;
- CT, PCT UBND xã;
- Thành viên BQL XD NTM xã;
- Các ban, ngành, đoàn thể;
- Cán bộ, công chức xã;
- Các Ban phát triển XD NTM;
- Lưu: VT, ĐC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Huy Lựa
|