KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách trên internet tỉnh Ninh Bình” giai đoạn 2024 - 2030 của của xã Gia Phong
KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách trên internet  tỉnh Ninh Bình” giai đoạn 2024 - 2030 của của xã Gia Phong
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ GIA PHONG
Số: 80/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Phong, ngày 28 tháng 8 năm 2024
KẾ HOẠCH
Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách trên internet 
tỉnh Ninh Bình” giai đoạn 2024 - 2030 của của xã Gia Phong
Thực hiện Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 27/8/2024 của Ủy ban nhân 
dân huyện Gia Viễn về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực truyền thông chính 
sách trên internet tỉnh Ninh Bình” giai đoạn 2024 - 2030 của huyện Gia Viễn;
Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Phát huy lợi thế của Internet để truyền thông lan tỏa tới người dân, doanh 
nghiệp kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, 
ngành Trung ương, văn bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện về công tác truyền thông 
chính sách trên internet nhằm phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, góp 
phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội.
- Cung cấp các thông tin tích cực, công khai, minh bạch và kịp thời nhằm 
hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng có sức tự đề kháng với tin giả, tin xấu, 
độc trên môi trường mạng.
- Đa dạng hoá phương thức truyền thông để bắt kịp với xu hướng phát triển 
của thời đại, đẩy mạnh quảng bá, phát huy tối đa hiệu quả của việc truyền thông 
chính sách đến người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng, kết nối mạng lưới truyền thông trên internet đảm bảo thực hiện 
tốt nhiệm vụ truyền thông kịp thời, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách 
pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, của huyện và của xã.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành trong việc thực hiện 
công tác truyền thông chính sách trên internet.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo cho toàn thể cán bộ, công chức, lao động và các tổ chức, cá nhân 
nhận thức, hiểu biết tầm quan trọng về công tác công tác truyền thông chính sách 
trên internet .
- Tích cực phối hợp tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền 
thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông 
tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội,
thuần phong mỹ tục… chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền 
tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”.
- Triển khai công tác truyền thông cần bám sát nội dung kế hoạch; đồng 
thời, lựa chọn hính thức, cách thức tuyên truyền thích hợp, hiệu quả.
2
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG
1. Nội dung:
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của 
huyện về thực hiện công tác truyền thông chính sách trên internet.
- Xây dựng chuyên trang chính sách trên website xã: Cập nhật thường 
xuyên các chính sách mới, cùng với các bài viết giải thích rõ ràng, dễ hiểu về nội 
dung, tác động và cách thức thực hiện chính sách.
- Sử dụng mạng xã hội: Tạo các tài khoản chính thức trên các nền tảng 
mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube) để chia sẻ nhanh chóng thông tin, video, 
infographic về các chính sách, thu hút sự tham gia và phản hồi của người dân.
- Tổ chức các sự kiện trực tuyến (livestream): Đối thoại trực tiếp với người 
dân về các chính sách mới, giải đáp thắc mắc, ghi nhận ý kiến đóng góp.
- Biên tập, phát hành các tài liệu, xuất bản phẩm điện tử, bản tin thông tin 
cơ sở, infographic và các sản phẩm truyền thông mới… để thực hiện công tác 
truyền thông trên internet.
- Đăng tải các tin, bài về các thông điệp, cơ chế, chính sách của tỉnh, của 
huyện; quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương tuyên truyền trên Trang 
Thông tin điện tử của xã.
2. Hình thức:
- Truyền thông qua các hình thức: Truyền thông trên Hệ thống Đài truyền 
thanh của xã; Trang thông tin điện tử của xã; trên Zalo OA của Ủy ban nhân dân xã.
- Các hình thức Truyền thông khác: Tùy theo tình hình thực tế của địa 
phương.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả trong truyền thông chính sách 
trên internet của Ủy ban nhân dân xã. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý công 
tác truyền thông, phát hiện xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, 
trang thông tin điện tử.
- Thiết lập và duy trì các kênh thông tin về chuyển đổi số trên các nền tảng 
internet và mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube… để đẩy mạnh tương 
tác giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng, số lượng tin bài trên Trang thông tin điện tử xã; ứng 
dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở. 
Đồng thời, nâng cấp các trang thông tin điện tử của xã đáp ứng các quy định hiện 
hành.
- Hàng năm, 100% hệ thống thông tin cơ sở của xã hoạt động sản xuất tin, 
bài, ảnh, video clip, đồ họa thông tin và các hình thức phù hợp khác để cung cấp, 
phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân trên đa phương tiện, đa nền tảng; cộng 
tác, phối hợp sản xuất tin, bài, ảnh, video clip, chương trình phát thanh, chương 
trình truyền hình để đăng, phát trên báo, đài cấp tỉnh.
- Đến năm 2025, hoàn thành thiết lập tài khoản Zalo OA thông tin cơ sở để
thực hiện công tác thông tin, điều hành, tương tác với người dân.
- Đến năm 2027, Đài truyền thanh cấp xã được chuyển đổi từ phương thức 
truyền dẫn cũ sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
3
- Đến năm 2030, xã có bảng tin điện tử công cộng phục vụ công tác thông 
tin tuyên truyền.
- Đến năm 2030, duy trì sử dụng ít nhất 02 tài khoản mạng xã hội chính 
thức để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách; hằng năm 
cán bộ phụ trách truyền thông được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản trị, sử
dụng internet và nghiệp vụ truyền thông trên internet; đảm an toàn, an ninh hệ
thống thông tin.
- Kết quả triển khai truyền thông trên internet phải được đánh giá hiệu quả
bằng số liệu cụ thể (số lượng nội dung/sản phẩm truyền thông được đăng tải, các 
tuyến nội dung đăng tải; lượt xem và tiếp cận; lượt tương tác trên các trang; lượt 
chia sẻ và lan tỏa nội dung).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa - Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, bộ phận chuyên môn tham mưu cho 
Ủy ban nhân dân xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này; theo 
dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ.
- Phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch và các ban, ngành có liên quan 
rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch nhằm, 
bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông. 
Sử dụng công nghệ rà quét, đánh giá xu hướng thông tin trên báo chí, truyền thông 
để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công tác truyền thông chính sách.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh 
và trang thiết bị của hệ thống thông tin cơ sở; thiết lập các bảng tin công cộng.
- Phát huy hiệu quả của hệ thống thông tin cơ sở trong công tác truyền thông 
chính sách và lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện của Nhân dân.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan theo dõi, tổng hợp 
thông tin trên báo chí, mạng xã hội; theo dõi, phát hiện tin giả, tin xấu độc chống 
phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương chính sách, gây mất đoàn kết, kịp thời 
tham mưu các biện pháp xử lý phù hợp.
- Đẩy mạnh việc đưa nội dung, hoạt động thông tin tuyên truyền lên các 
nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); phát hành các tin, bài, ảnh, phóng 
sự theo định dạng phù hợp để phát trên nền tảng internet phù hợp với nhu cầu, sở
thích của công chúng.
- Xây dựng mạng lưới kết nối truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác 
truyền thông chính sách.
2. Văn phòng - Thống kê:
- Phối hợp cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân xã, 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để thực hiện tốt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong 
việc thực hiện cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện.
- Tham mưu thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả của Trang 
thông tin điện tử của xã.
- Phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội duy trì tài khoản Zalo OA của 
xã để thực hiện công tác thông tin, điều hành, tương tác với người dân.
4
3. Tài chính - Kế toán:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân 
sách nhà nước để thực hiện công tác truyền thông chính sách của địa phương theo 
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Tư pháp - Hộ tịch:
Tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin và các văn 
bản hướng dẫn thi hành nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin 
của người dân, trong đó, có tăng cường truyền thông chính sách.
5. Công an xã:
- Chủ trì, phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội, các ban, ngành, đoàn 
thể có liên quan chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn 
tin giả, tin sai sự thật; thông tin xấu, độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính 
sách của Đảng, Nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực 
thông tin truyền thông, bí mật nhà nước.
- Phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, tổ chức rà quét, phát hiện, 
kiến nghị khắc phục lỗ hổng bảo mật đối với các hệ thống thông tin.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức Chính trị - Xã hội, cán bộ, 
công chức xã và các cơ sở thôn:
- Tập trung quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, 
vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách, coi đây là một nhiệm 
vụ, yêu cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Thực hiện việc công khai thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông 
tin; Luật báo chí; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ
quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan 
hành chính nhà nước; Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng 
chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến 
xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”.
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ 
làm công tác truyền thông chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo 
kịp thời về Ủy ban nhân dân xã (qua công chức Văn hóa - Xã hội) để tổng hợp, 
xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./
Nơi nhận:
- TT Đảng ủy;
- TT HĐND xã;
- CT, PCT UBND xã;
- MTTQ và các tổ chức CT-XH;
- Cán bộ, công chức xã;
- Trưởng thôn;
- Lưu: VT, VHXH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Q. CHỦ TỊCH
Đinh Thành Nam
5
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập